Giáo sư – Tiến sĩ Karen Nguyễn – Tôi luôn mơ về dự án từ thiện ở Việt Nam

NPV – Một cô gái luôn có nụ cười tươi rói nở trên môi, luôn thân thiện hoà đồng và biết cách tạo tiếng cười cho người đối diện. Mấy ai ngờ cô ấy hiện là chuyên nghiên cứu về tế bào gốc điều trị bệnh trong ngành y. Từng là Thạc sĩ quản lý (MBA) Mỹ, Thạc sĩ nội thẩm mỹ da liễu ở Italia và cô là nữ Giáo sư tiến sĩ bác sĩ người Việt Nam đầu tiên được hành nghề tại Italy. 

Chị hãy giới thiệu sơ nét về bản thân và quá trình đi học như thế nào để có được một bằng giáo sư, tiến sĩ như ngày nay?

Sinh ra ở Sài Gòn, vốn là học trò giỏi nên luôn được tuyển thẳng từ thời lớp 10 đến 12 ở trường Lương Văn Can TPHCM.

Tốt nghiệp lớp 12 Karen lên đường đi du học. Ban đầu là Thailand, Cambodia, Philipine, Laos, Myanmar, Indo, Malaysia rồi Korea, và đến Châu Âu như Ý Anh, Pháp và Mỹ… những năm này Karen vẫn thường xuyên đi về Việt Nam.

Để thoả ước mơ học, Karen phải làm đủ thứ nghề: Phục vụ bàn, bán vé máy bay rồi sản xuất mỹ phẩm, giày dép, xuất nhập khẩu, hùn hạp kinh doanh chuỗi nhà hàng món Ý… Cùng chồng nuôi 2 con ăn học và “nuôi” các bác sĩ, nhân viên ở hai phòng  khám.

Chị hãy giới thiệu vài nét về gia đình mình?

Ba Mẹ Karen làm nghề giáo, ba vừa mới mất gần 2 năm, mẹ hiện đã về hưu. Chị gái Karen làm ngành xét nghiệm cho bệnh viện bên Mỹ nên ổn định, người anh và em trai làm ngành kinh tế và thống kê.

Nghe nói quá trình du học cực kỳ tốn kém và đầy gian nan, là một phụ nữ trên xứ người chị đã phải phấn đấu như thế nào?

Nghề Y là học nhiều và học mãi mãi và bạn nào đam mê nghiên cứu thì càng tốn kém và mất thời gian, tiền bạc và sức khỏe nhưng thầy của Karen ở San Francisco nói theo kiểu chơi chữ: Nghề bác sĩ là nghề tài hoa (tài hoa & tai hoạ) thậm chí “nổi tiếng” và “tai tiếng” đều đi song song. Có lúc rơi vào hoàn cảnh có tiếng mà không có miếng cũng là có thật! Lắm lúc nhiều người nhìn Kaaren bên ngoài tươi cười, vui vẻ thậm chí là hài hước nhưng mấy ai biết được mình phải gian nan vất vả thế nào.

Karen phải trải qua từ 2 bàn tay trắng, cơm bữa đói bữa no, đi học thì không có cái cặp táp cho đàng hoàng, chuyện ăn độn chuối, khoai lang khô, bo bo.. rồi đi bộ để tới lớp học là chuyện thường ngày.

Khi học ở nước ngoài tất cả đều tự túc, từ chuyện đi bộ, đi xe bus, chọn mấy chuyến bay khuya để ngủ trên máy bay, tàu điện ngầm, hoặc ngủ ở nhà thờ, nhà bạn… là chuyện như cơm bữa.

Bây giờ khi đứng lớp dạy các bác sĩ trẻ, tôi thường nói: “Những trải nghiệm gian khó sẽ giúp ta trưởng thành giúp ta có cái nhìn rộng và sâu hơn. Hãy cố gắng nhẫn nhịn và yêu thương mọi người….”.

Phụ Nữ vừa làm Y vừa làm nghiên cứu khoa học, khó khăn rất nhiều, chuyện vướng bận con cái và gia đình rồi ngôn ngữ trên xứ người… Văn hoá  ở Ý và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, nên tôi luôn thấy thoải mái… giúp mình có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo… giúp mình kiên định quyết chí đi tới cùng, nắm vững chuyên môn, có sức thuyết phục và chịu khó học thêm nhiều chuyên  khoa. Từng được học Tây Y, Đông Y, châm cứu… rồi tổng hợp lại, đưa ra nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.

Tình hình dịch cúm Corona như hiện nay, theo chị vì sao nó bộc phát và nó sẽ ngừng lại trong bao lâu? Với tư cách người làm nghề Y, chị có lời khuyên nào cho người dân trong lúc này?

Nguyên nhân bộc phát và hậu quả thì các bạn dễ dàng tìm được thông tin chính xác qua nhiều kênh của Bộ Y Tế & Chính Phủ VN. Theo kinh nghiệm của tôi và các đồng nghiệp có thể phải đến đến tháng 9 dịch sẽ được dập tắt hoàn toàn. Thời gian này chúng ta bồi bổ các chất khoáng, đa vitamin bằng thuốc cho trẻ em và người già. Nên tiêm ngừa cúm hàng năm cũng quan trọng như tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. Ở nước ngoài họ làm rất tốt việc tiêm ngừa và giá khá rẻ. Theo tôi tiền thì ai cũng quý, nhưng đừng để bệnh nặng sẽ tốn kém và trở thành gánh nặng cho gia đình nhiều lắm!

Nếu chúng ta có điều kiện đi Bác sĩ Gia Đình thì đỡ tốn kém cho gia đình và các bệnh viện chuyên khoa không bị quá tải. Ngành y tế Việt Nam giờ rất phát triển, Các bác sĩ Việt Nam giỏi chuyên môn và không ngừng học hỏi nên khống chế cũng như điều trị gịch cúm rất hiệu quả. Ngành Y Việt Nam đang được giới chuyên môn nước ngoài theo dõi, khen ngợi, đánh giá cao… mặc dù chúng ta đang ở sát bên ổ dịch.

Theo chị phụ nữ Việt Nam và phụ nữ ở nước ngoài họ quan tâm như thế nào, có gì giống nhau và khác nhau?

Phụ nữ Việt Nam thường siêng làm việc và thích làm đẹp nên phần nhiều bây giờ ai cũng khoẻ và đẹp. Ở nước ngoài chỉ có giới showbiz hay công sở mới chịu chi tiền làm đẹp, nên ngành làm đẹp Việt Nam rất phát triển không thua gì ở Hồng Kong, Hàn Quốc. Tuy nhiên ngành y tế của nước ngoài đã hơn ta mấy chục năm… giờ họ thiên về xu hướng khoẻ đẹp tự nhiên, làm đẹp không phẩu thuật, thuốc được sản xuất ra nhiều loại sinh học tương thích với cơ thể hơn, hạn chế rủi ro và tác dụng phụ, ý thức giữ gìn sức khỏe và bảo vệ môi trường… Tôi nghĩ Việt Nam sớm muộn gì cũng sẽ theo xu hướng này.

Hãy bật mí vài câu chuyện về những khách hàng đặc biệt mà chị từng tư vấn và chữa trị thành công ?

Có lần được bệnh nhân là cảnh sát của Bộ Ngoại Giao Nhật hẹn là sau ngày nghỉ hưu sẽ qua Việt Nam chơi. Có bệnh nhân là các chính trị gia rất quyền lực ở Châu Âu mời tới tận nhà đãi tiệc. Từng được bệnh nhân là chính khách mời vào Phủ thủ tướng Campuchia tham quan. Từng vinh dự được mời lên ngắm toàn cảnh thành phố Rome vĩ đại của Ý.

Chị từng theo các phái đoàn nước ngoài về VN làm thiện nguyện, chị có cảm nghĩ gì về bà con nghèo của mình, công cuộc từ thiện do chị kéo về đã có hiệu quả như thế nào?

Việt Nam là nơi ưu tiên một đối với Karen. Ông Nội em từng hiến đất cho chùa. Karen nghĩ: Một mình ta chỉ có thể vá 1 cái môi. Nhưng nếu dạy cho các bác sĩ trẻ thì có thể vá được 100 em. Nhiều người cho rằng làm từ thiện không nên kể ra, Karen thì nghĩ khác, nên nói ra và hướng dẫn tập thói quen cho các con cùng làm để chúng biết chia sẻ với người nghèo.

Sơ nét về ông xã của mình?

Ông xã là người miền Nam nước Ý, làm chung ngành Y với Karen rất có tâm, nên bệnh nhân rất quý. Anh ấy là dạng người khẩu xà, tâm phật (Nói vui thôi, vì ảnh rất nóng tính).

Hồi đó Karen đang bị ” ế” vì lùn, đen thui, mặt nhiều mụn và ốm nhom (39 kg), vì không có ai yêu nên thích bôn ba tứ xứ. Bổng dưng gặp anh ấy trong dịp tình cờ, cứ như tiếng sét tiếng yêu vậy nên chụp liền, và sau này mới biết anh ấy là Giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ giống y mình… chỉ khác bây giờ anh ấy là người có 2 “cục nợ ” và thêm đống “nợ” ở ngân hàng… (cười lớn)

Một giáo sư làm mẹ có gì khác với một phụ nữ bình thường?

Phải học nhiều lắm mới làm được… giáo sư. Tôi luôn muốn con phải hiếu học. Hiện hai đứa đang học trung học rất giỏi. Chúng tự ở homestay với gia đình bản xứ, chúng tự lập, luôn tích cực, tự biết di chuyển, tự nấu ăn và dọn dẹp… Tôi luôn ngầm theo dõi để các con không bị bạn bè xấu rủ rê ăn chơi, nghiện hút, có người yêu sớm, tình dục không an toàn… Quan niệm của tôi là chỉ có tình thương yêu gia đình nhắc nhở và cảm hóa thì trẻ mới không bị lạc lối…

Chị từng có cuộc gặp với Đức giáo hoàng, cảm giác của chị như thế nào?

Tức nhiên là rất hảnh diện và hồi hộp không nghĩ là trong cuộc đời mình được vinh dự này với tất cả lòng kính trọng cao nhất của mình. Trong buổi lễ sáng 19/2 tại thánh duong St. Pietro – Vatican Ngài có chào các nước A Rập, Philipine, Vietnam, Hoa Kỳ… Tôi có trình bày vài dự án cho người nghèo và trẻ em ở Việt Nam và được ngài rất quan tâm.

Có người hỏi tại sao chị được gặp Đức Giáo Hoàng? Tôi chỉ cười: Đủ duyên thì sẽ được gặp thôi !!!”

Y Phạm