Những tuổi thơ bị bỏ quên

NPV – Đêm cuối cùng của tháng 5 này khiến người ta nhớ lại cũng ngày này của một năm trước, khi bắt đầu từ 0 giờ ngày 31 tháng 5 toàn thành phố phải giãn cách xã hội đợt đầu tiên, từ đó là những tháng ngày căng mình với đại dịch. Và với trẻ đường phố đó là chuỗi ngày được nghỉ ngơi.

Em Giang Quốc Đạt, mưu sinh bằng nghề lượm ve chai kể.

Em được ba mẹ với cô giáo dạy. Dạ dạy nói chuyện phải lễ phép, đừng có chửi tục. Em cũng biết quyền trẻ em có nhiều quyền lợi dữ lắm, nhưng mà em không biết em có quyền gì hết trơn đó. Hồi xưa em học tới lớp 3 em nghỉ rồi, cha mẹ em không có tiền cho em đi học nữa”.

Những đứa trẻ phải từ giã học đường từ rất sớm này đã lao vào cuộc mưu sinh còn để phụ cha mẹ nuôi em.

Em Đào Kim Vũ, bán vé số dạo cho biết.

Tự em em cũng nhiều, ba, bốn đứa nên là không có đi học thêm được, đi làm kiếm tiền. Hết lớp 4, nghỉ hè xong là nghỉ luôn. Rồi mới đi bán phụ ba mẹ”.

Trong dòng đời mưu sinh, nhiều hoàn cảnh trẻ cơ nhỡ từ éo le hôn nhân của các đấng sinh thành. Chúng buộc phải theo chân phụ huynh trên khắp nẻo đường để kiếm cơm hàng ngày. Thế nhưng những hồn nhiên vô tư lự của tuổi thơ khiến chúng dường như biết phải thích ứng ra sao với các khốn khó và nghịch cảnh.

Bà Thạch Thu Hiền, bán vé số ở ven đường cùng mấy đứa con nhỏ, kể.

Con em hả, đứa lớn em được 10 tuổi rồi. Đứa thứ hai mới được có 8 tuổi mà nó học trễ hết hai năm rồi, năm nay nó mới vô lớp 1. Cái còn đứa nhỏ đó nó ngồi chơi ở bển kìa, đứa 4 tuổi, cái này mới có 9 tháng à. Đẻ hồi đó em bị dịch, bị nhiễm Covid đó. Em bị dịch, bị nhiễm Covid, còn nó thì bệnh viện nuôi hết một tháng mấy trời. Ở phường bên hội bảo trợ trẻ em đó có cho quà, có điện thoại về kêu lên lãnh quà thiếu nhi, quà thiếu nhi cho thằng nhỏ, thằng 4 tuổi đó, lãnh sữa, lãnh bánh cho nó vậy đó”.

Mỗi người mỗi hoàn cảnh và đi cùng với những đứa trẻ của phận đời ngang trái là có chung cái nghèo khó mãi đeo đuổi.

Bà Đỗ Quới Liên, một người buôn bán bằng xe đẩy dạo chia sẻ.

Có nhiều lúc mấy đứa đó nó gây nó kiếm chuyện thôi, cũng như con nít mà nó đòi cái này cái kia thôi, nó gây nó kiếm chuyện thôi chứ nó không có gì hết đó. Đi bán đó ngày kiếm hai trăm mấy đủ sống rồi. Mướn nhà ngày một trăm, tiền ăn một trăm, rồi còn mấy chục để dành dụm lúc bệnh đau rồi làm sao”.

Với những phận đời như vậy nên chuyện những đứa trẻ phải sớm bươn chải phụ giúp đấng sinh thành là điều dễ hiểu, và cũng chính lẽ đó nên một năm về trước khi các lệnh giãn cách kéo dài, mưu sinh đình đốn thì những đứa trẻ này xem chừng biết bao túng khó.