Nhiều hoạt động tại lễ hội Quán Thế Âm

NPV – Hôm nay, 2-4 (nhằm ngày 17-2-Mậu Tuất), Lễ hội Quán Thế Âm năm 2018 ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) chính thức khai mạc tại chùa Quán Thế Âm (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn), sau đây gọi là Lễ hội Quán Thế Âm, với nhiều hoạt động phong phú, đáp ứng tâm nguyện chiêm bái của đồng bào Phật giáo và nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách gần xa.

Lễ hội Quán Thế Âm hàng năm trở thành ngày hội
du lịch – văn hóa – tâm linh của người dân Đà Nẵng và nhiều địa phương

3 ngày lễ hội có hoạt động nào?

– Ngày 2-4 (nhằm 17-2 ÂL): Lễ khai kinh Thượng phan – Thượng kỳ (8 giờ), khai mạc triển lãm mỹ thuật tranh ảnh, thư pháp, thư họa và ra mắt Đặc san Diệu Âm Lễ hội Quán Thế Âm 19-2; triển lãm ảnh thánh tích Phật giáo Ấn Độ, mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo (9 giờ); khai mạc triển lãm tranh, ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; khai hội hô hát bài chòi Khu 5 (9 đến 13 giờ); lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, lễ tế xuân cầu Quốc thái – Dân an, lễ tế Thạch nghề Tổ sư (15 giờ); biểu diễn võ thuật dân tộc (17 giờ); biểu diễn thư pháp nghệ thuật Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản, triển lãm tranh, ảnh, thư pháp, trưng bày cắm hoa Ikebana Nhật Bản, biểu diễn Kèn Saxophone; biểu diễn nhạc cụ – múa Nhật Bản (17 đến 18 giờ), biểu diễn hòa tấu nhạc cụ (19 giờ); khai mạc Lễ hội; Công bố 2 kỷ lục Việt Nam về cờ Phật giáo (Đại kỳ) lớn nhất và Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên Việt Nam; biểu diễn Trống hội và múa Trình tường, chương trình nghệ thuật (19 đến 22 giờ).

– Ngày 3-4 (nhằm 18-2 ÂL): Biểu diễn Võ thuật (6 giờ 30 đến 7 giờ); chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân (7 giờ), hội cờ làng, pháp đàn Quán Thế Âm (8 giờ), pháp đàn Quán Thế Âm – Lễ cầu nguyện  Quốc thái Dân an,  thiền tọa do các Hòa thượng của Phật giáo Thái Lan hướng dẫn (14 đến 17 giờ); phụ diễn văn nghệ (17 giờ 30), biểu diễn hòa tấu nhạc cụ (19 giờ); thuyết pháp do HT.Thích Giác Toàn đăng đàn; pháp đàn Đại bi, hoa đăng (19 đến 20 giờ 30); lửa trại, văn nghệ (21 giờ).

– Ngày 4-4 (nhằm 19-2 ÂL): Lễ chính thức – nghi lễ Phật giáo (7 giờ); trồng cây bồ-đề (từ Ấn Độ) do đoàn khách mời Ấn Độ tặng (8 giờ), hội Đua thuyền truyền thống (9 giờ), pháp đàn Đại bi (14 giờ); chương trình hướng dẫn thiền và cuộc sống (15 đến 17 giờ); chương trình nghệ thuật, bế mạc Lễ hội (19 giờ); lễ tạ, pháp đàn, hoa đăng (20 giờ 30).