Ai ủ mưu xóa sổ chùa Nghệ sĩ?

NPV – Nghĩa trang Nghệ sĩ do Hội Ái hữu nghệ sĩ tương tế mua đất thành lập tại từ năm 1958. Đến năm 1969, bên trong khuôn viên nghĩa trang được xây dựng thêm một am thờ các nghệ sĩ quá cố và dần tự nâng cấp thành chùa Nghệ sĩ như ngày nay.

Nói chung là ở đây là từ xưa đến giờ chị vô đây chị trọ thì chị biết là thời mà chị ở đây chị ở trên đây được là được 8 năm, sau bà cụ Há mất năm 2009 hay lẽ tám gì đó là chị đang ở trọ trên chỗ bán đồ nhựa kìa thì chị có ghé đây. Thời đó đông lắm chứ, chùa chiền nó đông lắm, mà nghĩa sĩ nhiều lắm, nhưng mà bây giờ chị thấy đâu nhà nước cũng cấm không cho chôn cất nhiều trong đây. Thế nãy cô chín nói là không biết bị trục trặc cái gì đó mà giờ lại Trịnh Kim Chi là phó ban gì đây bảo là đổi lại rồi, không cho lập lại cái bảng nghĩa trang nữa mà vẫn để biển cũ là chùa Nghệ sĩ”.

Đây là một địa chỉ tôn kính đối với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, và là của người dân Sài Gòn hơn sáu mươi năm qua, là nơi an nghỉ của hơn năm trăm nghệ sĩ nổi tiếng trong giới cải lương. Người dân thường đến đây để thắp hương, bày tỏ lòng tưởng nhớ và thăm viếng mộ phần của các nghệ sĩ.

Mấy cái rằm lớn, mấy bà cũng bao xe đi chùa Nghệ sĩ chứ. Cũng bao xe đồ đi, ở Chợ Lớn đồ thấy cũng đi vô, đi. Nghĩa trang cũng có lý, cũng đúng đi, nó cũng tốt nhưng mà cũng phải tạo điều kiện cho mấy sư, mấy cô trong chùa có chỗ người ta nương nhờ này kia”.

Ngày 9 tháng 4 vừa qua, tin tức cho biết hai tu sĩ Thích Huệ Đạo và Thích Thiện Định đã rời khỏi chùa Nghệ sĩ.

Thì dạo này chị mới đi chị mới nghe nói cô chín ụa, sao nay chùa sạch lắm cô à, sạch sẽ lắm từ đầu cổng vô tới trong chỗ các thầy, phòng của thầy hay ở đó mà chị cũng thấy vắng, mà chị cũng thấy sạch sẽ”.

Xung quanh việc tháo bảng tên chùa Nghệ sĩ, tin tức ban đầu cho biết Ban Ái hữu nghệ sĩ đã nhận trách nhiệm do vội vàng với mong muốn chấn chỉnh lại hoạt động của chùa và nghĩa trang nên để xảy ra sự việc gây ồn ào dư luận ở thời gian qua.