Cần khởi tố vụ án “Điệp vụ Biển Đỏ”

NPV – Bộ phim này được trình chiếu vào thời điểm Trung Quốc thường xuyên đánh cướp tàu cá Việt Nam và gần đây nhất, Trung Quốc đã gây sức ép buộc Việt Nam phải dừng triển khai dự án khai thác dầu khí Cá Rồng Đỏ với Tây Ban Nha trên Biển Đông ngay chính trên vùng biển của Việt Nam.

Trong ảnh là 7 người trong cái Hội đồng duyệt phim quốc gia, đã duyệt phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (trên xuống, trái sang): Ông Đỗ Duy Anh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – biên kịch; ông Vũ Xuân Hưng – NSƯT, nhà biên kịch, đạo diễn; bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện Ảnh; ông Nguyễn Hữu Thức – Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ Ban Tuyên giáo TƯ; ông Nguyễn Danh Dương – Giám đốc trung tâm chiếu phim quốc gia.

Cục Điện ảnh gián tiếp công nhận quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc?

Luật Biển quốc tế quy định rõ các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định. Do đó, nếu như tàu hải quân Trung Quốc mà xua đuổi “tàu lạ” – như trong phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tiến vào lãnh hải Trung Quốc, thì sẽ vi phạm luật Biển quốc tế, nếu như những tàu này chỉ là tàu qua lại bình thường không gây hại.

Với việc duyệt cho phát hành ra rạp phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, sau đó tiếp tục khẳng định Hội đồng duyệt phim được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật liên quan, cho thấy cần thiết xem xét khởi tố vụ án hình sự “Điệp vụ Biển Đỏ”, theo Điều 108, Bộ Luật hình sự, quy định về tội phản bội tổ quốc.

“1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. (Điều 108, Bộ Luật hình sự)

Theo điều luật này, đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần có đủ dấu hiệu là đã phạm tội này. Dấu hiệu đặc trưng là: Cấu kết với người nước ngoài và mục đích là nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, tiềm lực quốc phòng, an ninh. Người nước ngoài là không phải người Việt Nam, mà là người của bất kỳ nước nào.

Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước

Ngày 18-2-2018, một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc [http://www.mod.gov.cn/education/2018-02/18/content_4805021.htm] cho biết “hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ bộ phim này”. “Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’”, bài viết mô tả.

“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Ngoài biển khơi Trung Quốc không ngừng và ngày càng tăng các hành động xâm lấn, chiếm giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong đất liền, từ kinh tế cho đến văn hóa, du lịch… Trung Quốc cũng không từ một thủ đoạn nham hiểm nào. Và thật buồn khi đâu đó, thấy thấp thoáng có sự liên quan, tiếp tay hay dung túng, bao che của người có trách nhiệm…

Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước như Cục Điện ảnh Việt Nam là một cảnh báo.

Phương Nam